Kết quả của Trung tâm Bảo hộ Lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung cho biết, lượng khí độc Hydro Sunphua (H2S) có trong khoang ballast, nơi 4 thợ lặn tử vong khi trục vớt tàu cao đến gấp 103 lần so với quy định.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn tử vong của 4 thợ lặn khi đang trục vớt tàu Onekas One (Malaysia) ở biển Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế hôm 18/6, là do khí H2S có trong khoang ballast quá lớn. Lượng khí độc này cao gấp 103 lần so với quy định của Bộ Y tế đối với môi trường làm việc.
H2S là một hợp chất khí ở điều kiện nhiệt độ thường, có mùi trứng thối, cực độc. Với hàm lượng đậm đặc khi hít phải sẽ gây tử vong.
H2S là một hợp chất khí ở điều kiện nhiệt độ thường, có mùi trứng thối, cực độc. Với hàm lượng đậm đặc khi hít phải sẽ gây tử vong.
Khoang ballas nơi 4 thợ lặn tử nạn
Do khí H2S nặng hơn không khí nên không phát tán được mà chỉ trong phạm vi khoang này. Xung quanh khoang tàu và bờ biển, lượng khí H2S đo được rất ít, không ảnh hưởng đến mọi người.
Cơ quan chức năng đang lấy mẫu khí và nước trên chiếc tàu Onekas One
"Hiện, Chi cục Bảo vệ Môi trường TT-Huế đang chờ kết quả mẫu nước trong khoang ballas này. Vì trong nước cũng có nhiễm khí độc. Sau đó sẽ biết độc tố thế nào rồi có hướng xử lý sau. Có thể công ty liên quan đến việc trục vớt tàu sẽ tự xử lý, hoặc kết hợp với chi cục chúng tôi để được hướng dẫn xử lý an toàn" - ông Hùng trao đổi.
Vào ngày 18/6, trong khi trục vớt tàu Onekas One gặp nạn ở bờ biển xã Vinh Thanh, 4 thợ lặn đã chết do hít phải khí độc; 4 người khác nhảy xuống ứng cứu cũng bị hôn mê do hít phải khí độc.
Vào ngày 18/6, trong khi trục vớt tàu Onekas One gặp nạn ở bờ biển xã Vinh Thanh, 4 thợ lặn đã chết do hít phải khí độc; 4 người khác nhảy xuống ứng cứu cũng bị hôn mê do hít phải khí độc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét